Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Hạt tơ hồng vị thuốc chữa yếu sinh lý

Hạt tơ hồng vị thuốc chữa yếu sinh lý Dây tơ hồng vàng (thuộc họ bìm bìm) là một loại dây ký sinh trên các cây khác, thân sợi có màu vàng hay nâu nhạt, không có lá. Cây có rễ “mút” để hút các thức ăn từ cây chủ. Hoa ít thấy, hình cầu màu trắng nhạt, gần như không có cuống, tụ thành 10 – 20 hoa một. Bộ phận dùng làm thuốc là dây hoặc hạt (thỏ ty tử) đã được phơi hay sấy khô.
Theo Đông y, hạt tơ hồng có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, tráng dương, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, thông tiểu, nhuận tràng, sáng mắt. Hạt tơ hồng được dùng làm thuốc chữa thận hư tinh lạnh, liệt dương, di tinh, gối lưng đau mỏi, đau nhức gân xương, tiểu đục, chống viêm, an thần…
Dây tơ hồng có vị ngọt đắng, tính bình, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi thủy, giải độc. Dùng chữa thổ huyết, nục huyết, huyết băng, lâm trọc, đới hạ, lỵ tật, hoàng đản, ung nhọt, rôm sảy…
Một số bài thuốc từ tơ hồng vàng:
Hỗ trợ điều trị chứng liệt dương: Hạt tơ hồng 12g; lộc giác giao 20g; thục địa, phá cố chỉ, bá tử nhân, phục linh mỗi vị 12g. Làm thành viên, mỗi ngày uống 20 – 30g. 15 ngày là một liệu trình.
Chữa tiểu đêm, di tinh: Hạt tơ hồng 7g, phúc bồn tử 4g, kim anh tử 6g, nước 400ml. Sắc còn 100ml. Lọc bỏ bã. Chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 10 ngày một liệu trình.
Tiểu tiện không thông: Dây tơ hồng vàng một nắm, nấu cùng gốc hẹ, lấy nước bôi vào vùng bụng quanh rốn. Dùng 3 – 5 ngày.
Chữa khí hư do thận hư: Hạt tơ hồng 8g; thục địa, hoài sơn mỗi vị 12g; sơn thù, đan bì, phục linh, phụ tử chế, trạch tả, khiếm thực, tang phiêu tiêu mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa thận hư không tàng tinh, di tinh: Hạt tơ hồng 8g; thục địa, cao ban long mỗi vị 12g; hoài sơn, kỷ tử, đương quy, đỗ trọng, phụ tử chế mỗi vị 8g; sơn thù 6g; nhục quế 4g. Tất cả tán bột làm viên, uống mỗi ngày 10 – 20g hoặc sắc uống ngày một thang.
Chữa kiết lỵ: Dây tơ hồng vàng (hái toàn cây, cả nụ và hoa) thêm vài lát gừng vào sắc uống (với liều 30g mỗi ngày). Dùng trong 5 ngày.
Chữa đau lưng mỏi gối do thận suy yếu: Hạt tơ hồng 12g; cẩn tích, củ mài mỗi vị 20g; bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng mỗi vị 16g; rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang. 10 ngày là một liệu trình.
Thuốc bổ – cố tinh: Hạt tơ hồng 8g, ngũ vị tử 1g, xa tiền tử 1g, khởi tử 8g, phúc bồn tử 4g. Các vị tán nhỏ trộn với mật ong, làm thành viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 4g. 10 ngày là một liệu trình, nghỉ 5 – 7 ngày lại tiếp tục dùng.
Dương suy, di tinh, lưng gối đau nhức, tiểu tiện nhỏ giọt ở đàn ông và bạch đới ở phụ nữ: Dây tơ hồng vàng 9 – 12g sắc với nước, pha thêm chút rượu hoặc đường vào để uống.
Bác sĩ Lê Hoài Nam

Hạt tơ hồng vị thuốc chữa yếu sinh lý

Hạt tơ hồng vị thuốc chữa yếu sinh lý Dây tơ hồng vàng (thuộc họ bìm bìm) là một loại dây ký sinh trên các cây khác, thân sợi có màu vàng hay nâu nhạt, không có lá. Cây có rễ “mút” để hút các thức ăn từ cây chủ. Hoa ít thấy, hình cầu màu trắng nhạt, gần như không có cuống, tụ thành 10 – 20 hoa một. Bộ phận dùng làm thuốc là dây hoặc hạt (thỏ ty tử) đã được phơi hay sấy khô.
Theo Đông y, hạt tơ hồng có vị ngọt, cay, tính ôn, vào 2 kinh can và thận có tác dụng bổ can thận, tráng dương, ích tinh tủy, mạnh gân cốt, thông tiểu, nhuận tràng, sáng mắt. Hạt tơ hồng được dùng làm thuốc chữa thận hư tinh lạnh, liệt dương, di tinh, gối lưng đau mỏi, đau nhức gân xương, tiểu đục, chống viêm, an thần…
Dây tơ hồng có vị ngọt đắng, tính bình, không độc. Có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, lợi thủy, giải độc. Dùng chữa thổ huyết, nục huyết, huyết băng, lâm trọc, đới hạ, lỵ tật, hoàng đản, ung nhọt, rôm sảy…
Một số bài thuốc từ tơ hồng vàng:
Hỗ trợ điều trị chứng liệt dương: Hạt tơ hồng 12g; lộc giác giao 20g; thục địa, phá cố chỉ, bá tử nhân, phục linh mỗi vị 12g. Làm thành viên, mỗi ngày uống 20 – 30g. 15 ngày là một liệu trình.
Chữa tiểu đêm, di tinh: Hạt tơ hồng 7g, phúc bồn tử 4g, kim anh tử 6g, nước 400ml. Sắc còn 100ml. Lọc bỏ bã. Chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Dùng liên tục 10 ngày một liệu trình.
Tiểu tiện không thông: Dây tơ hồng vàng một nắm, nấu cùng gốc hẹ, lấy nước bôi vào vùng bụng quanh rốn. Dùng 3 – 5 ngày.
Chữa khí hư do thận hư: Hạt tơ hồng 8g; thục địa, hoài sơn mỗi vị 12g; sơn thù, đan bì, phục linh, phụ tử chế, trạch tả, khiếm thực, tang phiêu tiêu mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa thận hư không tàng tinh, di tinh: Hạt tơ hồng 8g; thục địa, cao ban long mỗi vị 12g; hoài sơn, kỷ tử, đương quy, đỗ trọng, phụ tử chế mỗi vị 8g; sơn thù 6g; nhục quế 4g. Tất cả tán bột làm viên, uống mỗi ngày 10 – 20g hoặc sắc uống ngày một thang.
Chữa kiết lỵ: Dây tơ hồng vàng (hái toàn cây, cả nụ và hoa) thêm vài lát gừng vào sắc uống (với liều 30g mỗi ngày). Dùng trong 5 ngày.
Chữa đau lưng mỏi gối do thận suy yếu: Hạt tơ hồng 12g; cẩn tích, củ mài mỗi vị 20g; bổ cốt toái, tỳ giải, đỗ trọng mỗi vị 16g; rễ gối hạc, rễ cỏ xước, dây đau xương mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang. 10 ngày là một liệu trình.
Thuốc bổ – cố tinh: Hạt tơ hồng 8g, ngũ vị tử 1g, xa tiền tử 1g, khởi tử 8g, phúc bồn tử 4g. Các vị tán nhỏ trộn với mật ong, làm thành viên bằng hạt ngô, mỗi lần uống 4g. 10 ngày là một liệu trình, nghỉ 5 – 7 ngày lại tiếp tục dùng.
Dương suy, di tinh, lưng gối đau nhức, tiểu tiện nhỏ giọt ở đàn ông và bạch đới ở phụ nữ: Dây tơ hồng vàng 9 – 12g sắc với nước, pha thêm chút rượu hoặc đường vào để uống.
Bác sĩ Lê Hoài Nam

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Ăn uống cho nam giới bị hiếm muộn


Ăn uống cho nam giới bị hiếm muộn
  • Gà ác, thịt dê, câu kỷ tử... dùng làm món ăn cho nam giới hiếm muộn - Ảnh: Hạ Huy - Đ.N.Thạch
     

    Nam giới qua xét nghiệm cho thấy tinh trùng ít, thì có thể dùng một số món sau:
    Thịt dê 90 gr, câu kỷ tử 30 gr, thục địa hoàng 30 gr, dâm dương hoắc 50 gr. Thịt dê rửa sạch, cắt miếng. Thục địa, câu kỷ tử, dâm dương hoắc rửa sạch, cho vào nồi cùng với thịt dê, cho nước vừa đủ, ninh (nấu) lửa nhỏ trong 3 tiếng đồng hồ, nêm nếm gia vị. Ăn 1 tuần liên tục.
    - Dùng đương quy 30 gr, hoàng kỳ 30 gr, một con gà ác. Gà sau khi làm sạch, bỏ nội tạng, cắt miếng nhỏ. Đương quy, hoàng kỳ rửa sạch, rồi cho tất cả vào nồi đất cùng một lượng nước vừa phải, nấu với lửa lớn đến sôi thì chuyển qua lửa nhỏ, nấu tiếp khoảng 2 giờ, nêm nếm gia vị. Cách 1 ngày ăn 1 lần, một tháng là một liệu trình.
    Đối với người xét nghiệm cho thấy tinh trùng yếu, dùng các món ăn như sau:
    - Dùng cật dê 1 đôi, vị thuốc tiên mao 10 gr, ba kích thiên 10 gr, dâm dương hoắc 10 gr. Cật dê rửa sạch, khía đôi lọc bỏ màng. Ba vị thuốc rửa sạch, nhét vào trong thận dê, cho vào nồi cùng gia vị, hấp chín. Ăn hết 3 đôi cật dê là một liệu trình, mỗi liệu trình cách nhau 5 ngày, ăn liền 3 liệu trình.
    - Câu kỷ tử 50 gr, sơn dược 50 gr, quả dâu chín 30 gr, gạo tẻ 50 gr. Gạo vo sạch rồi cùng các vị thuốc trên cho vào nồi cùng 4 chén nước để nấu dạng như nấu cháo, nêm nếm gia vị. Dùng một tháng là một liệu trình.
    - Dùng vị thuốc cỏ phượng vĩ 30 gr, ốc bươu 250 gr.
    Ốc ngâm nước cho sạch, bỏ vỏ, lấy thịt. Cỏ phượng vĩ sau khi rửa sạch cho vào nồi cùng ốc nấu thành canh, nêm nếm gia vị. Cách 1 ngày dùng 1 lần, một tháng là một liệu trình.
    Đối với trường hợp nam giới hiếm muộn mà kết quả xét nghiệm cho thấy không có tinh trùng trong tinh dịch, thì có thể dùng các món sau:
    - Pín bò 200 gr, tủy sống heo 100 gr. Rửa sạch pín bò, tủy sống heo, cho thêm gia vị, rồi đem hầm cho đến chín mềm. Mỗi tuần dùng 2 lần, dùng trong 1 tháng.
    - Dùng ý dĩ 60 gr, đậu đỏ 60 gr, gạo tẻ 150 gr. Vo sạch gạo tẻ, rồi cùng ý dĩ, đậu đỏ cho vào nồi nấu với 4 chén nước, nấu dạng như nấu cháo, nêm nếm gia vị vừa dùng. Một liệu trình là một tháng.
    Với người gặp trục trặc như trên, cần lưu ý: tránh mặc quần áo quá chật, ngồi lâu, nên dùng thực phẩm tươi, rau quả sạch, khẩu phần ăn ít béo kèm vận động thể dục để giảm khối lượng mô mỡ cơ thể; giảm stress trong cuộc sống...

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

11 nguyên nhân gây vô sinh ở nữ

Vô sinh nữ chiếm khoảng 1/3 các trường hợp vô sinh. Vô sinh nam chiếm 1/3 và 1/3 còn lại là do các vấn đề khả năng sinh sản ở cả đàn ông và phụ nữ, hoặc không rõ nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân vô sinh gây ra bởi các yếu tố môi trường hoặc hành vi còn có thể dễ dàng giải quyết. 
Bạn chỉ cần hiểu được những yếu tố này và đảm bảo có lối sống khỏe mạnh và thuận lợi để dễ dàng mang thai là một bước quan trọng trong việc vượt qua vô sinh. Mặc dù điều chỉnh lối sống và các yếu tố môi trường có thể giúp đỡ bất cứ ai đang cố gắng thụ thai, nhưng cũng có những điều kiện có thể cản trở quy trình mang thai của chị em. Một số những điều kiện này bao gồm:
1. Viêm vùng chậu
Bệnh viêm vùng chậu hoặc PID là một nguyên nhân rất phổ biến của vô sinh ở nữ giới. PID là một thuật ngữ liên quan tới viêm tử cung, ống dẫn trứng hoặc buồng trứng và gây ra chủ yếu do nhiễm trùng hệ thống sinh sản hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Cụ thể như chlamydia và bệnh lậu là thủ phạm chính liên quan đến PID. Thường xuyên khám phụ khoa và kiểm tra các bệnh tình dục là cách tốt nhất để tránh phát triển PID.
2. Hội chứng đa nang buồng trứng
Hội chứng buồng trứng đa nang là một điều kiện gây ra bởi mất cân bằng hormone trong hệ thống sinh sản nữ. Điều này làm giảm lượng trứng và vì vậy làm giảm khả năng sinh sản. 
Tuy nhiên, vì bệnh buồng trứng đa nang có liên quan đến bệnh béo phì và tiểu đường, nên điều chỉnh hành vi lối sống có thể giúp giải quyết vấn đề này.
3. U xơ tử cung
 

U xơ tử cung là khối u lành tính và thường gặp nhất ở phụ nữ. U xơ tử cung phổ biến hơn ở phụ nữ trên 30 tuổi, hiếm gặp ở phụ nữ dưới 20 và giảm ở những phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh. 

U xơ tử cung có thể rất nhỏ, nhưng thường sẽ phát triển về kích thước và có thể làm giảm khả năng sinh sản mặc dù nó ít phổ biến hơn so với một số nguyên nhân khác.
4. Màng trong dạ con
Màng trong dạ con là một điều kiện mà các mô trong tử cung phát triển, lây lan đến các khu vực khác trong hệ thống sinh sản, bao gồm các ống dẫn trứng hoặc buồng trứng. Sau đó, trong chu kỳ kinh nguyệt, những mô này bị phá vỡ và có thể gây dính hoặc mô sẹo có thể tạo ra tắc nghẽn trong hệ thống sinh sản.
5. Khuyết tật giai đoạn hoàng thể
Khuyết tật giai đoạn hoàng thể (LPD) xảy ra khi các giai đoạn hoàng thể ngắn hơn bình thường, không có thể cung cấp cho đủ thời gian cho thành tử cung để phát triển đủ để cho phép một quả trứng được cấy ghép và cho việc mang thai xảy ra. LPD có thể được điều trị bằng bổ sung progesterone.
6. Chất lượng trứng kém
Trong một số trường hợp, tổn thương hay bất thường trong hệ thống sinh sản có thể dẫn đến chất lượng trứng kém. Chất lượng của trứng liên quan đến việc tạo ra một phôi thai. 
Với chất lượng trứng kém, trứng chưa trưởng thành hoặc có thể không có thông tin di truyền cần thiết để tham gia với một tinh trùng để tạo ra một phôi thai.
7. Bệnh tật
Các bệnh như tiểu đường, tuyến giáp, thận, tuyến thượng thận, và bệnh gan có thể góp phần gây vô sinh ở nữ giới. Một số trong số này có một tác động trực tiếp hơn về khả năng sinh sản và những người khác là gián tiếp.
8. Mất cân bằng nội tiết tố
Mất cân bằng các kích thích tố có nghĩa là quy trình điều hòa cơ thể phụ nữ, chu kỳ sinh sản có thể tạo ra các vấn đề với khả năng sinh sản. Những loại vấn đề đôi khi có thể được giải quyết thông qua thay đổi lối sống.
9. Rối loạn tự miễn dịch
Rối loạn tự miễn dịch tấn công các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể của người phụ nữ. Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến các tế bào "xâm nhập" cơ thể phụ nữ, chẳng hạn như tinh trùng.
10. Thuốc
Một số loại thuốc bạn đang dùng có thể là một trong những yếu tố chính khiến chị em không thể mang thai. Vì vậy, khi dùng bất kì loại thuốc nào, bạn nên cập nhật thông tin và hướng dẫn sử dụng để hiểu được những tác dụng phụ và những ảnh hưởng của thuốc đến khả năng sinh sản của bạn.
11. Tuổi tác
Khả năng vô sinh của chị em cao hơn khi tuổi tác tăng lên. Ở độ tuổi 20, một người phụ nữ sẽ thụ thai, trung bình 90% thời gian trong một khoảng thời gian 12 tháng. Một người phụ nữ 30 tuổi sẽ chỉ có 60-70%. Ở tuổi 40 sẽ thụ thai ít hơn 50%. Tuy nhiên, nếu chúng ta một lần nữa xem xét lại một số thay đổi trong lối sống thì cơ hội thụ thai cũng có thể tăng lên

Thứ Hai, 8 tháng 9, 2014

Bài thuốc hay cho người khó thụ thai

Bài thuốc hay cho người khó thụ thai Sau khi kết hôn 1 năm, phía chồng sức khỏe bình thường không áp dụng một biện pháp tránh thai nào mà không có thai thì gọi là hiếm muộn. Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng thường gặp các nguyên nhân chủ yếu sau đây.
Về sinh lý: Do cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ không bình thường như: tử cung không phát triển, hoặc tử cung dị dạng, tắc vòi hoặc ống dẫn trứng, một số chứng bệnh phụ khoa chưa được điều trị hoặc điều trị nhưng không có kết quả...
Các vị thuốc trong bài “Noãn cung định thống thang”.
Các vị thuốc trong bài “Noãn cung định thống thang”.

Theo quan điểm của Đông y: có 8 nguyên nhân không thụ thai: do hàn thấp làm huyết tắc nghẽn bào cung (thuộc dạng bào cung hư hàn), do thận tinh suy tổn; do can uất khí trệ; do tỳ vị hư yếu khí huyết kém; do thận dương hư mắc chứng lãnh cảm tình dục; do can uất huyết nhiệt; do âm hư hỏa vượng (thuộc dạng bào cung nhiệt); do khí uất đờm ngăn trở (thường gặp ở những người béo phì)... Sau đây xin giới thiệu bài thuốc điều trị theo nguyên nhân:
Do hàn thấp huyết làm tắc nghẽn bào cung, khó thụ thai
Triệu chứng: Bụng dưới có những đám tích lạnh mà đau, khi gặp nóng thì dễ chịu. Kỳ kinh đến chậm, màu huyết đen tối, có hòn cục, da mặt sạm, chất lưỡi tối, có điểm ứ huyết.
Bài thuốc: Noãn cung định thống thang: quất hạch 16g, huyền hồ sách 12g, ô dược 12g, hồ lô ba 8g, hương phụ chế 16g, tiểu hồi hương 8g, khổ luyện tử 8g, lệ chi hạch 9g, ngũ linh chi 8g, ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống trước khi ăn, khi thuốc còn ấm.
Do thận tinh suy tổn khí huyết kém khiến trứng không phát triển
Triệu chứng: Lưng đùi đau tê mỏi, lượng kinh ra ít, có khi một hai ngày đã sạch kinh, huyết loãng màu nhạt, da mặt hơi vàng, hay choáng váng hoa mắt.
Bài thuốc: Dục cung ẩm: tử hà xa 30g, sơn thù nhục 10g, nhục thung dung 15g, hoàng tinh 15g, dâm dương hoắc 12g, ba kích 12g. Sau khi hết kinh 3 ngày bắt đầu uống cho đến kỳ kinh sau. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày sau khi ăn.
Kiêng kỵ: Trong thời gian uống thuốc, không ăn các thức ăn sống, lạnh, không tắm nước lạnh.
Do thận hư can uất khí trệ
Triệu chứng: Khi có kinh hai bầu vú căng trướng, bụng trướng đầy, kinh ra khi sớm, khi muộn không đúng kỳ, miệng đắng, tính tình nóng nảy, hay cáu giận.
Bài thuốc: Điều kinh chủng ngọc thang gồm thỏ ty tử 10g, dâm dương hoắc 15g, bạch thược 12g, phúc bồn tử 10g, ngưu tất 8g, hương phụ chế 12g, tử hà xa 12g, đương quy 10g, ích mẫu tử 12g, tiên mao 10g, xích thược 8g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần trong ngày, uống sau khi ăn, khi thuốc còn ấm.
Do khí uất đờm ngăn trở khiến khó thụ thai
Triệu chứng: Kinh nguyệt ra đúng kỳ, cơ thể béo mập, luôn luôn khạc ra đờm, hoặc nôn ra nhiều đờm.
Bài thuốc: Sơn giáp bối kim tán: xuyên bối mẫu 15g, xuyên sơn giáp (sống) 15g, kê nội kim 15g. Tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 10 g với nước ấm.

Thứ Bảy, 6 tháng 9, 2014

Bài thuốc có ích cho phụ nữ vô sinh

Bài thuốc có ích cho phụ nữ vô sinh Những yếu tố gây vô sinh ở phái nữ thường gặp:
- Rối loạn phóng noãn: Bất thường trong chu kỳ rụng trứng do rối loạn nội tiết tố, hoặc bất thường trong ống dẫn trứng. Hiện nay, người ta ghi nhận rối loạn phóng noãn ở phụ nữ trong tuổi sinh sản ngày càng tăng do ảnh hưởng của tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid gây ra béo phì.
- Bị lạc nội mạc tử cung.
- Ngoài ra, những yếu tố sau đây cũng có thể làm thai khó đậu hoặc dễ bị hư thai như phụ nữ trên 37 tuổi, người bị u tử cung hoặc bướu trong tử cung, hoặc bị bất thường cấu trúc tử cung.
Nhiều vị thuốc Đông y có công dụng tốt trong chữa trị vô sinh. Ảnh minh họa.
Nhiều vị thuốc Đông y có công dụng tốt trong chữa trị vô sinh. Ảnh minh họa.
Theo Đông y, ngoài các trường hợp có tổn thương thực thể hoặc khuyết tật bẩm sinh ở cơ quan sinh dục nữ, vô sinh nữ thường do khí huyết không điều hoà, tâm trí bị rối loạn (tinh thần căng thẳng, lo âu, sầu muộn, sợ hãi, stress…) làm tổn hại đến hoạt động của khí huyết, tạng phủ, hoặc do đàm thấp ứ trệ (mập phì) làm trở ngại chức năng hoạt động của mạch xung và mạch nhâm mà gây ra, thường biểu hiện ở sự rối loạn về kinh nguyệt. Có khi do tác động của môi trường sống và sinh hoạt mà không thụ thai được.
Lương y Đinh Công Bảy cho biết, chẩn đoán của Đông y chủ yếu dựa vào phương pháp tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết), tức là hỏi bệnh kỹ lưỡng, xem xét những biểu hiện lâm sàng và xem mạch, phân loại để có hướng chữa trị phù hợp. Trong Đông y, có 4 trường hợp gây vô sinh nữ có thể điều trị được là vô sinh do đàm thấp, vô sinh do dương khí suy kém gây trạng chứng hư hàn, vô sinh do can khí uất kết và vô sinh do can huyết suy hư.
1. Vô sinh nữ do đàm thấp
Thường có các triệu chứng: người mập phì, hay chóng mặt, hồi hộp, kinh nguyệt không đều, lượng kinh nhiều, sắc kinh nhạt, lưỡi mềm bệu, rêu lưỡi trắng, nhiều đàm nhớt.
Bài thuốc
Bán hạ (chế) 400 g, trần bì (sao thơm) 200 g, xuyên khung (sao qua) 300 g, hương phụ (chế) 400 g, thần khúc (sao thơm) 200 g, bạch phục linh (sao qua) 200 g.
Các vị tán nhỏ, cho vào lọ sạch để bảo quản hoặc làm thành viên nhỏ. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-10 g, với nước ấm, trước bữa ăn.
Trong trường hợp này, nên tuân thủ các chế độ ăn kiêng thích hợp, tập luyện thể dục thể thao để làm giảm bớt cân nặng của cơ thể. Khi giảm cân được khoảng 5% trọng lượng cơ thể ban đầu, sẽ giúp dễ có thai hơn.
2. Vô sinh nữ do dương khí hư suy (hư hàn)
Thường có các triệu chứng: người lạnh, tay chân lạnh, sợ lạnh, sợ gió, đi tiêu lỏng, đi tiểu nhiều lần, nước tiểu trong, bụng dưới lạnh, thường có những cơn quặn đau âm ỉ, chu kỳ kinh nguyệt đến chậm, lượng kinh ít, sắc kinh nhạt, lưỡi mềm bệu, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch chìm, nhỏ.
Bài thuốc 
Thục địa (tẩm gừng sao) 200 g, đương quy đầu (tẩm rượu sao) 200 g, xuyên khung (sao thơm) 200 g, bạch thược (tẩm rượu sao) 200 g, hoàng kỳ (chích mật) 200 g, ngải cứu ( rửa sạch, sấy nhẹ cho khô) 300 g, ngô thù du (sấy khô) 200 g, tục đoạn (tẩm rượu sao) 150 g, hương phụ (chế) 200 g, nhục quế 50 g.
Tất cả tán thành bột mịn, làm viên bằng hạt bắp. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 8-10 g, với nước ấm, trước bữa ăn.
3. Vô sinh nữ do can khí uất kết 
Tinh thần không thư thái, buồn bực, dễ cáu gắt, giận dữ, vùng ngực sườn đầy tức, nhức đầu, ngủ không ngon giấc, kinh nguyệt không đều, lưỡi hồng, rêu lưỡi vàng mỏng.
Bài thuốc 
Đương quy đầu (tẩm rượu sao) 12-16 g, bạch truật (sao) 10-12 g, bạch phục linh 12-14 g, bạch thược (tẩm rượu sao) 10-12 g, sài hồ (tẩm rượu sao) 10-12 g, hương phụ (chế) 10-12 g, ngãi cứu 8-10 g, đơn bì 10 g, bạc hà 8 g, trần bì (sao) 6 g, cam thảo (chích) 4-6 g, gừng nướng 2 g.
Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống trước bữa ăn.
4. Vô sinh do can huyết hư hoặc khí huyết hư
Thường có những triệu chứng: người suy nhược, gầy yếu, ăn ngủ kém, mặt vàng, chóng mặt, hoa mắt, thị lực giảm, lượng kinh ít, sắc kinh nhạt, kinh đến chậm, hoặc tháng có tháng không, mạch nhỏ, chìm, yếu. 
Bài thuốc 
Nhân sâm hoặc đảng sâm 12-16 g, thục địa 16-20 g, đương qui 12-14 g, bạch thược 12-14 g, huỳnh kỳ (chích mật) 16-20 g, táo nhân (sao đen) 10-12 g, long nhãn nhục 10-12 g, liên nhục 12-16 g, câu kỷ tử 10-12 g, hương phụ 8-10 g, ngải cứu 8-10 g, trần bì 4-6 g, cam thảo (chích) 4-6 g, đại táo 2 quả, gừng tươi 2 lát.
Nấu với 750 ml nước, sắc còn 300 ml, chia 2 lần uống ấm, trước bữa ăn.

Những món ăn người “yếu sinh lý” nên kiêng


Những món ăn người “yếu sinh lý” nên kiêng Với thể thận dương hư: Sợ lạnh, dễ bị cảm, dễ vã mồ hôi, tay chân lạnh, da mặt trắng nhợt, lưng đau gối mỏi, tiểu tiện trong, hay đi tiểu về đêm hoặc đi lâu không hết bãi, liệt dương, di hoạt tinh, miệng nhạt,...
Nên kiêng: Đồ ăn thức uống có tính lạnh như: thịt trâu, cua, ốc, trai, hến, ngao, dưa hấu, dưa chuột, bí đao, mướp, khổ qua, rau đay, mùng tơi, rau cần, rau rút, măng, rong biển, đậu phụ, đậu xanh, giá đỗ, cà rốt, mã thầy, củ đậu, nấm kim châm, táo tây, lê, chuối tiêu, trà hoa cúc, trà bát bảo...
Những món ăn người “yếu sinh lý” nên kiêng
Hến

Với thể thận âm hư: Người gầy, có cảm giác nóng trong, ngực bụng buồn bực không yên, lòng bàn tay và bàn chân nóng, đổ mồ hôi trộm, ngủ kém hay mê, miệng khô họng khát, lưng đau gối mỏi, thích uống nước mát, di tinh, liệt dương,...
Nên kiêng: Đồ ăn thức uống có tính cay nóng như: thịt dê, thịt chó, ớt, hạt tiêu, quế, hồi, sa tế, sa nhân, rau hẹ, hành tây, tỏi, lạc rang, nhãn, vải, nhục dung, tỏa dương, nhân sâm, nhung hươu, rượu, thuốc lá...
Với thể tâm tỳ lưỡng hư: Sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, hồi hộp trống ngực, hay quên, chán ăn, đầy bụng chậm tiêu, đại tiện lỏng nát, có thể có hiện tượng xuất huyết dưới da, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch tế nhược...
Những món ăn người “yếu sinh lý” nên kiêng
Ngao...

Nên kiêng: Đồ ăn thức uống như: củ cải, hành tây, kinh giới, sa nhân, sơn tra, quế, hồi, gừng tươi, hạt tiêu, mã thầy, trà đặc, thuốc lá...
Với thể can khí uất kết: Tinh thần luôn bị ức chế, ngực bụng đầy tức hoặc đau nhói, tức nặng hạ sườn phải, hay thở dài, dễ cáu gắt, liệt dương, di mộng tinh, đại tiện táo lỏng thất thường,...
Nên kiêng: Đồ ăn thức uống như: thịt mỡ, cơm nếp, mật ong, đại táo, long nhãn, nhân sâm, hoàng kỳ, hoàng tinh, trà đặc, bia rượu, cà phê...
Với thể can kinh thấp nhiệt: Vàng da, vàng mắt, ngực sườn đau tức đầy trướng khó chịu, ăn kém, miệng đắng, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện như đi kiết, rêu lưỡi dày nhờn, mạch hoạt sác...
Nên kiêng: Đồ ăn thức uống như: thịt vịt, thịt đầu lợn, thịt mỡ, thịt chó, thịt dê, đồ uống quá ngọt, long nhãn, long vải, ớt, hạt tiêu, hồi hương, đinh hương, thuốc lá, rượu, giấm quá chua, kim anh tử, khiếm thực, hạt sen...
Những món ăn người “yếu sinh lý” nên kiêng
... cua, là những món ăn người yếu sinh lý nên kiêng.

Với thể tâm thận bất giao: Tinh thần bồn chồn không yên, mất ngủ, di mộng hoạt tinh, hay hồi hộp trống ngực, miệng khô họng khát, đi tiểu đêm nhiều lần, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi ít hoặc không có rêu, mạch tế sác...
Nên kiêng: Đồ ăn thức uống có tính cay nóng như: ớt, hạt tiêu, giấm quá chua, đại hồi, nhục quế, đinh hương, hành tây, thịt chim sẻ, thịt dê, thịt chó, trà đặc, rượu trắng, thuốc lá...